Phân phối bán máy chế biến gỗ Funing | Hold | MAS Hà Nội

Sản phẩm dịch vụ

Lời đầu xin kính chào quý khách hàng và chúc quý khách hàng sức khỏe và thịnh vượng. Trải qua một thời gian cung cấp dịch vụ chúng tôi liên tục nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của quý khách hàng, điều này nói lên chúng tôi đã làm tốt nhiệm vụ chức năng của mình, tuy nhiên không dừng lại ở đó chúng tôi cần phải nỗ lực hơn để cung cấp dịch vụ tốt hơn để chi ân và cảm ơn sự tin tưởng của quý khách hàng.
Với nhiều năm hoạt động, cùng với sự cộng tác của đội ngũ nhân viên có bề dày kinh nghiệm làm việc, ngoài lĩnh vực chủ chốt ra chúng tôi còn có các dịch vụ sau nhằm đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng đặc biệt với khách hàng lần đầu tiên xây dựng nhà xưởng cũng như lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa thuộc ngành chế biến gỗ từ nước ngoài, bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp một số vật tư và linh kiện cho máy móc, ngoài ra còn có dịch vụ bảo trì và sửa chửa máy, chi  tiết như sau :
      - Tư vấn thiết kế  xây dựng nhà xưởng và lắp đặt công nghệ máy chế biến gỗ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghành nghề với quy mô lớn hơn, máy móc được vận hành theo  quy trình công nghệ hiện đại tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và nhân công. Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo từ Đài Loan đảm bảo mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng.
      - Tư vấn lựa chọn dòng máy chế biến các sản phẩm gỗ, trang trí nội thất, giúp quý khách hàng có được máy phù hợp với đơn hàng cần sản xuất, hiệu quả cao, giá thành tốt.
      - Nhận xuất nhập khẩu ủy thác các loại máy thuộc ngành sản xuất gỗ và trang trí nội thất, giúp đối tác có thể nhập khẩu dây chuyền máy móc một cách thuận lợi nhanh chóng và hiệu quả, giúp việc mua hàng ở các nước bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
      - Sửa chữa các loại máy móc thiết bị thuộc nghành sản xuất gỗ và trang trí nội thất, với đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm làm việc lâu năm am hiểu nghành, máy móc sẽ được sửa chữa trong thời gian ngắn đạt hiệu quả cao, nhanh chóng đưa máy móc trở lại quy trình sản xuất, giảm tình trạng ứ đọng hàng khi gặp phải sự cố về máy.
      - Cung cấp các loại vật tư của máy chế biến gỗ như : Lưỡi cưa, mũi khoan, băng tải, dây curoa, giấy nhám, keo hạt …. Và các linh kiện , phụ tùng thay thế cho máy chế biến gỗ. Các sản phẩm đầy đủ các chủng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Italia...
                  Hãy đến với máy chế biến gỗ Aquavie để nhận thấy sự hài lòng ! 

Quy định bảo hành

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aquavie xin gửi tới quý khách hàng các thông tin về chế độ bảo hành.

1. Công ty chịu trách nhiệm bảo hành máy trong thời gian 12 tháng phần cơ và 6 tháng phần điện

2. Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm bảo hành do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Ngoài ra chúng tôi không chịu trách nhiệm bảo hành lỗi do điện yếu, không ổn định, do thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, xưởng cháy, bão lụt, do vận hành sai quy cách gây cháy, chập hoặc những chi tiết bào mòn dễ hỏng (như: lưỡi cưa, dây cu loa...). Trong trường hợp quý khách hàng có nhu cầu về linh kiện thay thế, hoặc các chi tiết bào mòn dễ hỏng, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách với giá cả thỏa thuận.

3. Ngoài địa điểm Hà Nội, quý khách sẽ chịu chi phí lắp đặt, bảo hành, chi phí ăn, ở, đi lại cho nhân viên kỹ thuật.

KHUYẾN MÃI CỰC SỐC

Kính gửi: Quý khách hàng!

Trước hết, cho phép Công ty Aquavie  được gửi lời cảm ơn chân thành vì sự tin dùng và ủng hộ của Quý khách hàng trong thời gian qua đã tạo động lực giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.

Nhân dịp lễ Giáng sinh và chào mừng ngày Tết dương lịch 2017 và Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, Aquavie xin trân trọng gửi đến quý khách hàng chương trình khuyến mãi “TẬN HƯỞNG GIÁ RẺ, THỎA SỨC MUA SẮM” dành cho khách hàng trên toàn quốc. Trong thời gian khuyến mãi, quý khách sẽ được chiết khấu trực tiếp bằng tiền mặt từ 2 triệu đến 20 triệu đồng  khi mua bất kỳ sản phẩm nào của chúng tôi. Quả thật là vô cùng hấp dẫn phải không nào?

Nhanh chân lên! Chương trình chỉ được áp dụng từ 20/12/2016 đến hết ngày 25/1/2017. Đừng chần chừ để vuột mất cơ hội trang bị những máy móc hữu ích và tuyệt vời nhất cho xưởng sản xuất của bạn nhé!

Hãy trải nghiệm thế giới sale off của chúng tôi để thỏa sức mua sắm mà không lo tốn tiền nào!

Bạn hãy nhớ, số Hotline của chúng tôi… luôn túc trực để nhận cuộc gọi của bạn. Các nhân viên tại cửa hàng… Đã sẵn sàng phục vụ quý khách như những thượng đế.

Điều khoản thương mại

ĐIỀU I : PHẠM VI CUNG CẤP

Hai bên đồng ý bán, mua máy gia công gỗ mới 100%, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc.

ĐIỀU II : THANH TOÁN

Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Số lần thanh toán và hạn thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng.

ĐIỀU III: ĐỊA ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC GIAO NHẬN HÀNG

- Địa điểm giao nhận hàng do quý khách hàng cung cấp

- Miễn phí vận chuyển trong thành phố Hà Nội (ngoài địa điểm trên quý khách sẽ chịu 100% tiền vận chuyển)

- Hàng hóa được đóng gói theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm cử nhân viên kỹ thuật qua để hướng dẫn quý khách lắp ráp, chạy thử theo đúng Catalogue kèm theo.

- Hàng sẽ được giao sau khi ký Hợp đồng và chúng tôi nhận được tiền thanh toán của quý khách theo quy định tại Điều II của Hợp đồng.

ĐIỀU IV: BẢO HÀNH

- Bảo hành máy trong thời gian 12 tháng phần cơ và 6 tháng phần điện.

- Chúng tôi chịu trách nhiệm bảo hành do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Ngoài ra không chịu trách nhiệm bảo hành lỗi do điện yếu, không ổn định, thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, xưởng cháy, bão lụt, do vận hành sai quy cách gây cháy, chập hoặc những chi tiết bào mòn dễ hỏng (Nh­ư: lưỡi cưa, dây cu loa …).Trong trường hợp quý khách có nhu cầu về linh kiện thay thế hoặc các chi tiết bào mòn dễ hỏng, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách với giá cả thỏa thuận.

- Ngoài địa điểm Hà Nội quý khách sẽ chịu chi phí lắp đặt, bảo hành, ăn, ở, đi lại cho nhân viên kỹ thuật .

(Số điện thoại Bảo hành:  04- 62948928/ 0932 319 238)

ĐIỀU V: PHẠT HỢP ĐỒNG

1. Trường hợp sau khi đã vận hành, bàn giao máy và đến hạn thanh toán nhưng Bên Mua chưa thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng theo đúng quy định tại Điều II của Hợp đồng thì Bên Bán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, thu hồi máy và phạt Bên Mua 50% tổng giá trị hợp đồng. Khi đó mọi chi phí phát sinh, phí vận chuyển đi và về kho của Bên Bán sẽ do Bên Mua chịu trách nhiệm.

2. Trong trường hợp quá thời hạn giao hàng 30 ngày nhưng Bên Bán vẫn không có hàng giao hoặc giao không đầy đủ theo điều khoản của Hợp đồng mà không thông báo trước cho Bên Mua thì Bên Mua có quyền hủy hợp đồng, khi đó Bên Bán có trách nhiệm bồi thường cho Bên Mua 20% tổng giá tri hợp đồng.

ĐIỀU VI: ĐIỀU KHOẢN CAM KẾT

1. Trước khi các khoản tiền hàng chưa được thanh toán hết, hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, bên bán có quyền thu hồi hàng hóa bất kỳ lúc nào mà không cần phải thông qua các thủ tục pháp lý hoặc sự đồng ý của bên mua.

2. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản và điều kiện đã nêu trong Hợp đồng, bất kỳ sự thay đổi hay bổ sung nào cũng phải được cam kết bằng văn bản  do cả hai bên cùng ký nhận. Mọi thay đổi đơn phương đều không có giá trị pháp lý. Bên nào vi phạm Hợp đồng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và phải đền bù mọi tổn thất gây ra cho bên bị hại. Nếu tranh chấp xảy ra trước tiên phải giải quyết bằng thương lượng,trong trường hợp không giải quyết được sẽ đưa ra Tòa án kinh tế Thành phố Hà Nội , phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng của cả hai bên.

 

 

THƯ MỜI THAM QUAN TRIỂN LÃM QUỐC TẾ VIETBUILD HÀ NỘI NĂM 2018

Kính gửi: Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Máy chế biến gỗ FUNING xin trân trọng  gửi đến Quý khách hàng lời chúc sức khỏe và thành công nhất.

thu-moi-trien-lam

Cùng sự phát triển không ngừng của ngành gỗ, nhu cầu của khách hàng cũng tăng cao, ngoài yếu tố chất lượng thì tính thẩm mỹ trong từng sản phẩm đang rất được chú trọng. Đến với các sản phẩm của FUNING , ngoài chất lượng đã được chứng nhận và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực máy chế biến gỗ, còn là sự kiểm chứng thực tế từ những công trình quy mô đã và đang thực hiện tại các xưởng gỗ trong và ngoài nước.

Để tiếp nối thành công trong các đợt triển lãm Vietbuild cũng như sự ủng hộ của khách hàng trong suốt những năm vừa qua .Công ty máy chế biến gỗ Funing tiếp tục tham dự Hội Chợ Triển Lãm VietBuild tháng 03/2018 lần này, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã, chất lượng vượt trội… Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ mang đến sự hài lòng về nhu cầu của khách hàng đang muốn tìm kiếm sản phẩm ưng ý.

Triễn lãm Vietbuild diễn ra từ ngày 28-03-2018 đến 01-04-2018 tại Cung Triển lãm Xây dựng Quốc gia - 01 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Máy chế biến gỗ Funing trân trọng kính mời Quý khách hàng đến tham quan gian hàng 1453-1467 khu B Ngoài Trời để cập nhật những sản phẩm công nghệ mới nhất và nhận được nhiều ưu đãi rất hấp dẫn.

so-do-trien-lam

Máy chế biến gỗ Funing tin rằng đây là cơ hội tốt để Quý khách hàng có thể cập nhật thêm những công nghệ mới nhất cũng như có cơ hội trao đổi và tư vấn trực tiếp cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến dòng máy chế biến gỗ.

Trân trọng đón tiếp Quý khách hàng tại gian hàng của công ty chúng tôi trong suốt thời gian triển lãm.

TRIỄN LÃM VIETBUILD HÀ NỘI LẦN 1 NĂM 2018

Địa điểm: Cung Triển lãm Xây dựng Quốc gia - 01 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Gian hàng: 1453-1467 , Khu B Ngoài Trời

Thời gian: 28-03-2018 đến 01-04-2018 * 8h30-19h00

Kiến thức cơ bản vận hành máy CNC

Nếu bạn đã từng làm việc với máy gia công cắt gọt truyền thống thì bạn cũng rõ bạn cần máy CNC thực hiện nguyên công nào cho bạn. Điểm khác so với trước kia là bạn phải đóng vai kép: vừa là người vận hành máy vừa là người lập trình. Dưới đây chúng ta sẽ tiếp cận máy CNC trong vai trò lập trình viên.

Hiểu biết về nguyên lý gia công – chìa khóa thành công với bất kỳ máy CNC nào

Nếu bạn đã quen thuộc với máy gia công truyền thống (không CNC) thì sẽ không khó để bạn học sao cho máy CNC thực hiện những gì bạn muốn, tức là học lập trình, và dĩ nhiên là trong giới hạn mà máy có thể thực hiện được. Thực tế đã cho thấy những ai đã đứng máy thường cũng làm lập trình CNC tốt nhất, bên cạnh việc gá lắp và vận hành máy.

Nói cách khác chương trình CNC chỉ là công cụ làm mạnh thêm tính năng của máy gia công, và để sử dụng chúng có hiệu quả, bạn vẫn phải có hiểu biết về kết cấu máy cũng như nguyên lý cắt gọt. điều hết sức thuận lợi là giờ đây không chỉ công cụ ngày càng tốt hơn, mà bạn còn có sự hỗ trợ kỹ thuật, thông tin không chỉ của các nhà cung cấp máy mà cả phần mềm CAD/CAM, dao cụ v.v…

Từ góc độ lập trình, khi tiếp cận bất cứ máy CNC nào, bạn cần tập trung vào bốn điểm chính yếu: 1 – các phần cấu thành chính của máy; 2 – bạn phải nhớ nằm lòng các hướng (trục) chuyển động của máy; 3 – bạn phải nắm chắc các thiết bị phụ trợ gắn với máy chính và 4 – bạn phải biết những tính năng lập trình được của máy và cách thực hiện chúng.

Hiểu biết tính năng máy

Để làm việc với máy CNC bạn không cần phải là nhà thiết kế máy nhưng bạn lại cần biết máy được kết cấu như thế nào. Có như vậy bạn mới hiểu được khả năng và giới hạn của máy. Điều này cũng giống như tay đua ô tô cần biết những cơ bản về giảm xóc, phanh, hoạt động của động cơ… để phát huy tối đa sức mạnh của xe đua,

Bạn phải ghi nhớ những tính năng kỹ thuật sau đây của máy CNC mà bạn đang lập trình cho chúng:

1. Tốc độ quay tối đa của trục chính v/phút (RPM – Recycle Per Minitue )?

2. Trục chính có mấy dải (bậc) tốc độ và giới hạn của mỗi dải?

3. Công suất mô tơ trục chính và các trục chạy dao?

4. Khoảng gia công cực đại theo mỗi hướng?

5. Máy có thể làm việc được với bao nhiêu dao?

6. Kết cấu băng máy (dạng vuông, dạng mộng và/hoặc bi (bạc đạn) đũa)

7. Tốc độ chạy bàn nhanh?

8. Tốc độ cắt tối đa (fastest cutting feed rate)?

Trên đây là những câu hỏi bạn cần tự hỏi mình mỗi khi làm việc với máy CNC mới. ngoài ra thì càng biết rõ về kết cấu và tính năng máy, bạn sẽ càng vững tâm hơn khi lập trình cho nó.

Hướng (trục) chuyển động

Bạn cần biết những hướng (trục) chuyển động nào có thể lập trình được trên máy CNC. Trục chuyển động được ký hiệu bằng các chữ cái và có thể khác nhau trên các máy. Tuy vậy vẫn có một số quy ước chung, ví dụ X, Y, Z, U, V và W cho các chuyển động thẳng và A, B, C cho các trục quay. Bạn cần xem kỹ tài liệu đi kèm theo máy để chắc chắn không có lầm lẫn nào với ký hiệu cũng như hướng +, - của các trục.

Chẳng hạn nếu có lệnh X3.5 có nghĩa là chương trình yêu cầu máy chạy trục X tới tọa độ 3.5 đơn vị đo (mm hoặc inch), giả thiết chúng ta đang làm việc ở chế độ tuyệt đối, hoặc chạy trục X thêm 3.5 đơn vị đo, nếu chúng ta đang làm việc ở chế độ gia tăng.

Chuyển động quay cũng cần ký hiệu trục và góc quay (tính bằng độ). Ví dụ nếu đang ở chế độ tuyệt đối thì lệnh B45 sẽ quay quanh trục Y tới vị trí góc 450 tính từ điểm 0 của chương trình.

Điểm tham chiếu cho các trục

Hầu hết các máy CNC sử dụng một vị trí xuất phát hay tham chiếu (reference) chung cho các trục. Trong tiếng Anh vị trí này có nhiều tên gọi khác nhau: zero return position, grid zero position, home position. Dù gọi bằng cách nào đi nữa thì vị trí tham chiếu này phải được xác định rất chính xác. Thông thường mỗi khi bật máy, bàn máy sẽ tự động chạy về vị trí cơ sở này và sau đó bộ điều khiển sẽ đồng bộ lại các chuẩn với chuẩn tham chiếu của máy.

Các hệ thống phụ trợ cho máy

Bên cạnh các thành phần chính mà máy CNC nào cũng có, các hãng sản xuất có thể thực hiện các yêu cầu riêng biệt theo đặt hàng như băng tải phoi, bàn xoay NC, hệ thống làm mát bổ sung, hệ thống tự động đo bù dao, thay bàn máy tự động v.v… Các thiết bị hỗ trợ này cần được mô tả đầy đủ trong catalogue của nhà sản xuất máy hoặc của bên thứ ba (nhà sản xuất phụ độc lập).

Các chức năng lập trình được khác

Khi lập trình gia công bạn cũng cần biết những chức năng nào của máy CNC lập trình được và lệnh nào thực hiện nó. Ở những máy CNC rẻ tiền, có nhiều chức năng phải kích hoạt bằng tay qua bộ điều khiển. Còn với các máy CNC cao cấp hầu như toàn bộ các chức năng của máy có thể thực hiện qua chương trình gia công. Người vận hành máy chỉ việc gá phôi và cuối cùng là lấy chi tiết đã gia công xong ra khỏi máy. Một khi chương trình gia công đã chạy, người vận hành có thể chuyển sang làm việc khác.

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, bạn cần đối chiếu tài liệu đi theo máy để chắc chắn các lệnh điều khiển máy giống hay có dị biệt với các lệnh bạn đã biết. Dưới đây chúng ta sẽ biết thêm một số chức năng và lệnh thường gặp nhất.

* Điều khiển trục chính. Ký hiệu “ S ” được dùng để xác định vòng quay của trục chính với đơn vị là vòng/phút (RPM – Recycle Per Minitute ). Lệnh M03 điều khiển trục quay cùng chiều kim đồng hồ, còn M04 – quay ngược chiều kim đồng hồ; M05 dừng quay. Với máy tiện, nhiều khi cần sử dụng chức năng điều chỉnh vòng quay sao cho vận tốc dài không đổi. Khi đó tốc độ trục chính được đo bằng m/phút (MPM) hoặc fit mặt/phút ( surface feet per minute – SFPM).

* Thay dao tự động (Trung tâm gia công). Ký hiệu T kèm theo số chỉ cho máy biết dao ở hộc số mấy được dùng. Hầu hết các máy sử dụng lệnh M06 để thực hiện lệnh thay dao.

* Điều khiển tưới dung dịch. Lệnh M07 phun dung dịch dạng sương, M08 tưới tràn; còn M09 ngừng phun.

* Thay bàn tự động. Lệnh M60 thường dùng cho việc thay bàn máy tự động.

Máy chế biến gỗ Funing !

Ngành chế biến gỗ năm 2017: Vượt thách thức, kéo tăng trưởng

Hàng loạt sự thay đổi trong nguồn cung gỗ từ các quốc gia trong khu vực, đã đặt ra những bài toán đầy thách thức cho việc đảm bảo nguồn cung cho ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới, không chỉ đáp ứng mức tăng trưởng ở mức 10-15%/năm mà vẫn phải đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp. Năm 2016 Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán VPA/FLEGT và sau khi Hiệp định có hiệu lực, tất cả các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU đều phải có nguồn gốc hợp pháp. Cùng với sự thay đổi về chính sách quản lý gỗ ở Myanmar, Lào hay Trung Quốc theo chiều hướng siết chặt xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ sẽ tác động rất lớn tới nguồn cung gỗ của Việt Nam.

THÁCH THỨC TỪ NGUỒN CUNG

Trong 10 năm trở lại đây ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, giá trị xuất khẩu của ngành vào năm 2010 tăng 16 lần so với năm 2000, và trong giai đoạn 5 năm gần đây (từ năm 2010 so với năm 2015) giá trị xuất khẩu ngành gỗ tăng gấp 2 lần.

Nhưng chất lượng gỗ từ rừng trồng của Việt Nam có chất lượng không đồng đều, chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, chất lượng gỗ chưa được cải thiện, năng suất tính trên 1 ha cho một chu kỳ chưa cao, và chưa đáp ứng được những loại gỗ có đường kính lớn cho chế biến xuất khẩu gỗ. Và nếu nhìn vào con số khối lượng gỗ trung bình mà ngành gỗ sử dụng trong một năm là 31 triệu m3, để phục vụ cho thị trường nội địa cũng như chế biến xuất khẩu, thì đó là thách thức không thể giải quyết trong thời gian gần.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ phải giải quyết hàng loạt những vấn đề như cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng sẽ diễn ra gay gắt. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với các thương nhân Trung Quốc vào thu mua gỗ rừng trồng của Việt Nam, khi Chính phủ Trung Quốc đã cấm khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Và để bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu gỗ đó, thương nhân Trung Quốc sẽ tràn ra các nước trên thế giới để thu mua nguyên liệu không chỉ ở thị trường Việt Nam mà các thị trường thế giới Việt nam đã và đang thu mua. Bên cạnh đó, các nước Lào và Campuchia đã có chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng, sẽ càng khiến cho sự cạnh tranh này quyết liệt hơn.

Ông Quyền nhấn mạnh, thách thức về gỗ có chứng chỉ FSC, PEFC sẽ đặt các doanh nghiệp và cả những đầu mối cung cấp nguyên liệu vào cửa hẹp. Vì đối với gỗ rừng trồng, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 200.000 ha đã được cấp chứng chỉ FSC (chiếm 8% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước), đó là con số quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế. Và trong các năm tới, nguồn cung gỗ phải đảm bảo 100% có chứng chỉ FSC là thử thách lớn nhất với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

Trong khi đó, việc tìm nhà cung cấp gỗ có nguồn gốc hợp pháp cũng là vấn đề gây đau đầu với các doanh nghiệp, khi Việt Nam mua gỗ từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng vẫn còn những nguồn chưa thật sự được kiểm soát. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình từ 7,5 - 8 triệu m3 gỗ tròn và tăng hàng năm càng tạo ra áp lực lớn hơn cho ngành gỗ.

TÌM LỢI THẾ TRONG NĂM 2017

Theo bà Dương Phương Thảo – Bộ Công thương, thị trường đồ gỗ hiện tại có giá trị khoảng 400 tỉ USD, và Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển. Nhưng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng mới, và thị trường thế giới sẽ diễn biến theo chiều hướng tiêu cực hơn, đó là một vấn đề các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần tính toán để xây dựng được lộ trình phát triển, giá thành sản phẩm hợp lý trong năm tới.

Bà Thảo nhận định, nhu cầu nguồn gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên, nhưng cung sẽ thiếu hụt, và quan trọng hơn mức tăng trưởng của ngành trong năm 2017 nhiều khả năng tăng một con số (dưới 10%), và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam cần đánh giá chính xác ở giá cả, chất lượng và nguồn cung. Và Chính phủ sẽ có cơ chế hợp lý để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp về việc liên kết các nguồn nguyên liệu trên thị trường.

Còn ông Bùi Như Việt - Phó chủ tịch Hội chế biến gỗ tình Bình Dương khuyến nghị, chính sách trồng rừng, bao gồm: thuế đối với sản phẩm phôi gỗ cao su, cải thiện giống đối với cây keo, tràm và cao su và các giải pháp đồng bộ khác sẽ giải quyết phần nào các thách thức của ngành gỗ trong năm 2017.

Và theo ông Trần Lê Huy - Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA), lợi thế của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam sẽ là các quyết định của Chính phủ về hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả, sẽ bảo vệ được nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững trong năm tới, cũng như giúp các doanh nghiệp chế biến giảm bớt áp lực từ nguồn cung, và tạo ra được hướng phát triển ổn định.

Máy chế biến gỗ Funing!

Đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới trong ngành chế biến gỗ

Ngày 8/8 tại TP.HCM Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.

                                                                                               hoi-nghi-ngang-cong-nghiep-che-bien-go

                   Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh Nguyễn Hiền

Hội nghị có sự tham dự của các Hiệp hội và cộng đồng 300 doanh nghiệp đại diện cho 4.500 doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Hội nghị được kỳ vọng sẽ khơi thông những vấn đề còn tồn tại, đồng thời đưa ra định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới.

Xuất khẩu cần gắn với tiêu thụ trong nước

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận vai trò của ngành chế biến gỗ trong việc đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và là ngành hàng có giá trị xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ở mức cao.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nêu ra nhiều tồn tại, thách thức mà ngành chế biến gỗ đang phải đối mặt. Đó là nguồn nguyên liệu phát triển chưa bền vững, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu có chất lượng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Hiện nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 75% nhu cầu chế biến, chất lượng gỗ rừng trồng còn thấp.

Bên cạnh đó, năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn, thương hiệu nổi bật. Trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế, đa số doanh nghiệp vẫn gia công theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài. Mối liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và người trồng rừng còn yếu.

Ngành công nghệ phụ trợ cho chế biến gỗ cũng chưa phát triển, nhiều vật liệu còn phải nhập khẩu, làm tăng chi phí sản xuất.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh về những thách thức từ sự cạnh tranh ngày càng lớn trên thế giới. Nhiều nước như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng ban hành các tiêu chuẩn ngày càng cao đối với sản phẩm gỗ, gây khó khăn cho ngành chế biến gỗ.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Phó Thủ tướng khẳng định sự phát triển của ngành chế biến gỗ phải gắn với tiêu thụ trong nước. Ngành chế biến gỗ cần phát triển theo hướng đầu tư theo chiều sâu, chuyển từ nguyên liệu gỗ tự nhiên sang nguyên liệu gỗ rừng trồng, nâng cao giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ không khuyến khích xuất khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm sơ chế. Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới trong ngành chế biến gỗ.

Nâng cao giá trị gia tăng

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và lâm sản đạt kim ngạch 5,3 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017. 

Thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Nếu như trước đây chỉ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang nước thứ ba, thì đến nay đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp được sang 120 Quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ và lâm sản, nhu cầu về nguyên liệu gỗ cũng đã có sự gia tăng liên tục. Theo đó, nguồn nguyên liệu chủ yếu được cung cấp từ nguồn gỗ khai thác trong nước và gỗ nhập khẩu. Đặc biệt, nguồn gỗ rừng trồng trong nước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nguyên liệu của ngành chế biến gỗ. 

Trong giai đoạn từ 2007-2017, sản lượng khai thác gỗ trong nước tăng trưởng ổn định, bình quân hơn 10% /năm. Năm 2017, tổng nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ là khoảng 31 triệu m3 gỗ tròn, trong đó lượng gỗ rừng trồng khai thác trong nước là 25 triệu m3 (chiếm 75% nhu cầu).

Nhờ phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đã tạo điều kiện thuận lợi, từng bước giúp các doanh nghiệp chế biến chủ động được nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, từ đó đã giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường trong nước và thế giới. 

Theo đó, nếu như giai đoạn trước năm 2010, lượng gỗ nhập khẩu trong chế biến sản phẩm luôn chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu gỗ trong sản xuất chế biến, thì đến năm 2013, tỷ trọng này giảm còn khoảng 40% và năm 2017, lượng gỗ nhập khẩu sử dụng cho chế biến chỉ chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu nguyên liệu của sản xuất. 

Đặc biệt, trong 10 năm qua, từ chỗ phải nhập khẩu phần lớn máy móc, thiết bị, thì đến nay, ngành công nghiệp chế tạo cũng đã có sự phát triển và đã gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Cách đây 3 năm, từ chỗ phải nhập khẩu, hiện Việt Nam đã xuất khẩu máy chế biến gỗ và dầu màu trang sức bề mặt tới các thị trường như Bolivia, Myanmar, Campuchia… Từ đó giúp nâng cao chuỗi giá trị ngành chế biến gỗ trong nước.

Nguồn: HQ online.